Thầy Eric Phạm (Mac Edu) hướng dẫn kỹ năng cải thiện kỹ năng Speaking trong thi IELTS

Đăng: 12/12/2023 | 08:28
Phần Speaking là một kỹ năng chủ động và thường khiến nhiều thí sinh căng thẳng, không biết bắt đầu từ đâu (mặc dù đã có lượng từ vựng và ngữ pháp tương đối)

Phần Speaking là một kỹ năng chủ động và thường khiến nhiều thí sinh căng thẳng, không biết bắt đầu từ đâu (mặc dù đã có lượng từ vựng và ngữ pháp tương đối). Dưới đây là những lời khuyên từ thầy Eric Phạm (tới từ MAC EDU) dành cho các thí sinh.

Lời khuyên 1: Đừng ghi nhớ câu trả lời mẫu

Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là đừng học thuộc các câu trả lời mẫu, đặc biệt trong phần 1 của bài thi Nói. Việc học thuộc lòng các câu trả lời mẫu và sử dụng chúng trong bài thi Nói sẽ khiến cho các giám khảo không đánh giá đúng trình độ Tiếng Anh của bạn. Các giám khảo sẽ nhìn ra được bạn đang sử dụng các bài Nói mẫu và điều này có thể ảnh hường điểm số cuối cùng của bạn.

Lời khuyên 2: Đừng quá chú trọng việc sử dụng những từ vựng lạ và cao siêu

Bạn có thể gây ấn tượng với các giám khảo bằng cách sử dụng các từ vựng cao siêu và phức tạp trong bài thi Nói của mình. Tuy nhiên để an toàn, bạn nên tránh việc sử dụng các từ vựng bạn không quen sử dụng trước đó. Vì có khả năng bạn sẽ phát âm sai hoặc dùng sai ngữ cảnh. Và các lỗi này có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.

Lời khuyên là bạn nên sử dụng các nhóm từ vựng mà bạn biết rõ và có liên quan đến chủ đề đang được nói đến. Hãy tham khảo Lời khuyên số 10, lập danh sách từ vựng hoặc bản đồ tư duy có thể giúp bạn xây dựng thêm vốn từ vựng và cụm từ liên quan trong các lĩnh vực cụ thể.

Lời khuyên số 3: Hãy sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp

Giám khảo IELTS sẽ đánh giá kỹ năng Nói của bạn dựa trên các tiêu chí sau:

  • Sự lưu loát và mạch lạc

  • Vốn từ vựng

  • Độ phong phú và tính chính xác của ngữ pháp

  • Cách phát âm

Cố gắng sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp thông qua các câu đơn và câu phức để biểu đạt điều bạn muốn trình bày. Hãy quan sát các lỗi mình thường gặp, luyện tập nói tiếng Anh với bạn bè, hoặc tự ghi âm lại để tìm ra các lỗi thường gặp và chỉnh sửa lại cho đúng. Trong bài thi Nói, bạn sẽ được đánh giá thông qua việc sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Vì vậy, bạn cũng nên luyện nói về các chủ đề liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai và dùng đúng các thì liên quan.

Lời khuyên 4: Đừng quá lo lắng về kiểu giọng tiếng Anh bạn đang nói

Với bài thi Nói trực tiếp, các giám khảo sẽ hiểu được đa dạng các kiểu giọng tiếng Anh khác nhau nên họ cũng sẽ hiểu được những gì bạn đang trình bày, không như các kì thi Nói qua máy sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nếu bạn có thể giao tiếp tốt, thì bạn sẽ không cần phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những từ bạn cảm thấy khó phát âm và hãy chắc chắn rẳng bạn đặt đúng trọng âm và ngữ điệu khi sử dụng chúng vì Tiếng Anh là một ngôn ngữ được nhấn trọng âm đúng lúc. Hãy thực hành Nói thường xuyên với bạn bè và họ sẽ nói với bạn ngay nếu họ không hiểu bạn đang nói gì.

Lời khuyên số 5: Hãy dừng một xíu để suy nghĩ

Bạn có thể dừng lại một chút để suy nghĩ và suy nghĩ ý cần nói tiếp theo. Đây là cách chúng ta thường làm để xử lý thông tin cho các câu hỏi. Bạn cũng có thể dùng các cụm câu sau để giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ cho bài Nói của mình.

  • That's an interesting question

  • I have never thought about that, but...

  • Let me see

  • That's a good point

  • That's a difficult question, but I'll try and answer it

  • Well, some people say that is the case, however I think...

  • Let me think about that for a minute

Lời khuyên số 6: Sử dụng ngôn ngữ chức năng

Sử dụng ngôn ngữ chức năng sẽ cho thấy bạn có thể kết nối ngôn ngữ và ý để nói.

Mặc dù có thể bạn sẽ thấy các câu hỏi không quá khó, điều quan trọng là bạn cần thay đổi ngôn ngữ của mình khi giới thiệu về kinh nghiệm cá nhân để cho giám khảo thấy khả năng mở rộng câu trả lời của bạn.

Dưới đây là ví dụ những cụm từ bạn có thể sử dụng:

  • I once…

  • I remember when…

  • Back when I was…

  • I don’t remember exactly when, but…

  • (Just) the other day…

  • In my childhood...

  • When I was very young...

  • Not so long ago...

  • Back in the day when I was a teenager...

Lời khuyên số 7: Mở rộng câu trả lời của bạn

Cố gắng trả lời các câu hỏi của giám khảo một cách đầy đủ. Mở rộng nội dung câu trả lời và đừng chờ giám khảo gợi ý cho bạn bằng một câu hỏi khác. Khi câu trả lời của bạn quá ngắn, giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không thể đưa ra nhiều chi tiết cho chủ đề của bài Nói. Nếu giám khảo hỏi “Tại sao?”, thì có nghĩa là họ đang gợi ý bạn nên đưa ra một lý do cho câu trả lời của mình và mở rộng ý cho câu trả lời đầy đủ hơn.

Lời khuyên số 8: Mỉm cười có thể cải thiện phát âm của bạn.

Việc mỉm cười có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và đồng thời cũng giúp nhiều cho phát âm của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn phát âm rõ ràng, mở miệng vừa đủ để âm thanh thoát ra thật rõ. Khi chúng ta cười, miệng chúng ta sẽ mở ra to hơn và giọng nói của bạn cũng sẽ có cảm giác thân thiện hơn. Việc phát âm rõ và giọng điệu phù hợp sẽ cho giám khảo thấy rằng bạn có khả năng sử dụng đa dạng các ngữ điệu trong giao tiếp.

Lời khuyên số 9: Đa dạng hóa âm sắc của bạn

Thỉnh thoảng trong giao tiếp, chúng ta thường tạo ra các âm phẳng, đơn điệu và không có âm sắc. Điều này làm cho chúng ta khó có thể biểu đạt điều mình đang nói và người nghe cũng khó xác định được thông điệp nào của bạn là quan trọng. Hãy cố gắng nhấn mạnh ở những từ nhất định và có điểm nghỉ trong bài Nói để cuộc hội thoại của bạn và giám khảo trở nên thú vị hơn. Việc bạn nhấn mạnh các từ nhất định sẽ giúp chúng ta dễ dàng so sánh và tương phản các ý bằng cách nhấn âm các từ chính. Điều này cũng sẽ giúp cuộc đối thoại tiến triển, vì vậy hãy nhớ rằng:

  • Không giao tiếp với tông giọng đều và đơn điệu.

  • Thay đổi trọng âm và ngữ điệu để thêm phần nhấn mạnh

  • Sử dụng tay để biểu đạt và bổ trợ cho nhịp diễn biến của bài Nói.

Lời khuyên số 10: Thực hành các chủ để quen thuộc

Phần 2 trong bài thi Nói thường yêu cầu bạn nói về một chủ đề cụ thể trong vòng 2 phút. Hãy thực hành các chủ đề quen thuộc với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp để cải thiện và sử dụng các từ vựng phù hợp cho đừng chủ đề cụ thể.

 

Theo doisonggiaoduc.com
TỪ KHOÁ